Cách trồng và nhân giống cây Kim Thủy Tùng

Kim Thủy Tùng là loài cây thể hiện sự thanh tao, đại diện cho người quân tử. Người ta tin rằng trồng một cây Kim Thủy Tùng có thể xua đuổi tà khí mang lại bình yên cho gia đình. Ngày nay, chúng được trồng khá phổ biến và dùng để trang trí cho gia đình, văn phòng. Vậy cách trồng và nhân giống cây Kim Thủy Tùng ra sao, cùng tìm hiểu ở bài viết bên dưới nhé!

Cây gỗ quý Kim Thủy Tùng

Cây gỗ quý Kim Thủy Tùng

Cây Kim Thủy Tùng là loài cây được sống trong môi trường tự nhiên, đặc tính di truyền thấp. Nhiều tổ chức, cá nhân đã tìm cách nhân giống cây này nhưng chưa thành công. Đến năm 2007

ông Vinh đã bắt tay vào việc nhân giống bằng ba phương pháp là nuôi cấy mô, giâm hom và ghép chồi. Tuy nhiên khi thực hiện việc nuôi cấy mô và giâm hom, cây thủy tùng chỉ phát triển ở giai đoạn đầu, sau đó chết yểu.

Riêng đối với phương pháp ghép chồi, ông Vinh cho biết đã thử nghiệm ghép trên một số loài cây có họ gần với thủy tùng nhưng chỉ khi thực hiện trên cây bụt mọc (tên khoa học là Taxodium distichum – loài cây có họ hàng gần với thủy tùng) thì mầm cây thủy tùng mới thích nghi và phát triển ổn định.

“Tôi phải lấy hạt cây bụt mọc từ Mỹ về rồi ươm lên thành cây nhỏ, đến thời điểm thích hợp lấy chồi cây thủy tùng khỏe mạnh ghép vào thân cây bụt mọc, thực hiện đúng kỹ thuật thì chỉ cần một thời gian là cây phát triển rất nhanh”.

Qua trồng thử trên nương rẫy gần một năm, ông Vinh cho biết cây thủy tùng ghép chồi đạt tỉ lệ sống khi đem trồng trên đất đạt 100%, cao khoảng 1,5m, đường kính 3 – 4cm. Hiện nay ông đã ươm được 1.500 cây. Theo ông Vinh, việc nhân giống thành công cây thủy tùng là một sự kiện rất có ý nghĩa trong việc bảo tồn loài cây cực kỳ quý hiếm này. Hiện Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Lắk cũng đã làm việc và đặt vấn đề với ông để đưa thủy tùng ra môi trường tự nhiên.

Ông Lê Ngọc Báu – viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây nguyên – cho biết viện đang lấy giống cây từ tiến sĩ Trần Vinh để tiếp tục nhân giống và nghiên cứu thêm.

Cách trồng và nhân giống cây Thủy Tùng

Cách trồng và nhân giống cây Thủy Tùng

Còn PGS.TS Bảo Huy, khoa nông lâm nghiệp Trường ĐH Tây nguyên, cho biết nhân giống thành công cây thủy tùng là một kết quả quan trọng trong việc bảo tồn loài cây này, nhưng cần phải theo dõi thêm mới có thể kết luận được bởi cây thủy tùng không giống như các loài cây khác.

“Sau khi hoàn thành Khu bảo tồn loài sinh cảnh thủy tùng tại hồ Ea Răl (Ea H’Leo) chúng tôi sẽ khuyến nghị đưa giống cây thủy tùng từ vườn ươm của tiến sĩ Trần Vinh ra trồng, nếu cây sinh trưởng và thích nghi tốt thì sẽ là một kết quả rất đáng mừng” – ông Huy nói.

Hiện nay số lượng cây này còn rất ít. Tại Việt Nam tính đến thời điểm này chỉ còn 257 cây được phân bố tại Đaklak. Tình trạng khai thác gỗ thủy tùng cũng đang khiến loài cây này nằm trong nguy cơ bị tuyệt chủng.

Xem thêm: Cây Kim Thủy Tùng Hợp Mệnh Gì – Tuổi Nào?