Chọn lọc những bài thuốc chữa sỏi thận an toàn, hiệu quả nhanh chóng

Sỏi thận là căn bệnh nguy hiểm, nếu không chữa trị kịp thời và đúng cách sẽ để lại nhiều hậu quả nguy hiểm. Dưới đây là một số bài thuốc chữa sỏi thận rất hiệu quả, bạn nên áp dụng.

Nguyên nhân gây sỏi thận là do đâu? Hiểu đúng mới trị đúng

Sỏi thận, sỏi tiết niệu là tình trạng lắng đọng và tích tụ các khoáng chất trong nước tiểu tạo các tinh thể cứng. Có 3 yếu tố chính tác động đến quá trình này là nước tiểu cô đặc, nồng độ khoáng chất tăng cao trong khi chất ức chế kết tinh sỏi giảm.

Ngoài ra, chế độ ăn uống và sinh hoạt có tác động lớn đến sự hình thành như: ăn nhiều muối, đường, chất béo bão hòa, protein động vật, thực phẩm giàu oxalat, thói quen ít vận động hay thừa cân béo phì,… Do đó, để ngăn ngừa bệnh sỏi thận, sỏi tiết niệu, cần tác động toàn diện vào các yếu tố này.

Cách làm tan sỏi thận, sỏi tiết niệu bằng kinh nghiệm dân gian

Dưới đây là một số cách trị sỏi thận, sỏi tiết niệu theo dân gian, dễ áp dụng tại nhà:

Dùng Kim tiền thảo

Theo nghiên cứu tại Đại học Kumamoto, Nhật Bản cho thấy, Kim tiền thảo có tác dụng lợi tiểu, tăng lượng nước tiểu để bào mòn sỏi theo cơ chế tự nhiên. Ngoài ra, còn giúp kiềm hóa nước tiểu, giảm đau chống viêm, giúp hòa tan, ngăn ngừa lắng đọng sỏi và ngừa biến chứng viêm đường tiết niệu do sỏi.

Cách làm tan sỏi thận, sỏi tiết niệu từ Kim tiền thảo là dùng khoảng 25 – 40g lá Kim tiền thảo sắc nước uống hàng ngày hoặc kết hợp cùng các thảo dược như Râu mèo, Xa tiền tử trong một số bài thuốc cổ phương như Bát chính tán, Thạch vị tán,… để có hiệu quả tối ưu.

Dùng Râu ngô

Râu ngô từ lâu được biết đến với công dụng lợi tiểu giúp tăng lưu lượng nước tiểu, ngoài ra còn giúp cầm máu trong trường hợp sỏi gây trầy xước niêm mạc tiết niệu, giảm các triệu chứng đau rát khi đi tiểu. Cách làm tan sỏi thận như sau: lấy 10g râu ngô đun với 200ml nước sau đó chia làm 3 – 4 lần uống/ngày, liên tiếp trong 10 ngày.

Dùng Cỏ Nhọ nồi

Theo nghiên cứu tại Ấn Độ, Nhọ nồi giúp lợi tiểu, giảm đau, chống viêm, cầm máu để giảm bớt các triệu chứng đái buốt, đái rắt, đái ra máu trong bệnh sỏi tiết niệu. Cách làm tan sỏi thận nhờ cỏ Nhọ nồi là giã nát cả cây, lọc lấy nước uống hoặc đem phơi khô, sao vàng để sắc nước uống.

Dùng đu đủ xanh

Đu đủ có vị ngọt, mát có tác dụng lợi tiểu, thanh nhiệt, kiện tỳ, nhuận tràng,… để giúp bài trừ sỏi thận, sỏi tiết niệu. Chọn quả đu đủ bánh tẻ (không quá non, không quá già), còn nhiều nhựa, nặng khoảng 400 – 600mg. Để nguyên vỏ xanh, đem rửa sạch, cắt bỏ đầu và đuôi, nạo bỏ ruột và hạt sau đó thêm muối vào hấp cách thủy trong khoảng 30 phút cho đu đủ chín, dùng sau bữa ăn, liên tục 7 ngày.

Dùng quả chuối hột

Quả chuối hột có tác dụng lợi tiểu, giúp bảo mòn sỏi và các khoáng chất trong đường tiết niệu. Phơi khô chuối hột già sau đó đem rang cháy và nghiền thành bột mịn. Hàng ngày pha 1 muỗng cà phê bột này, chia làm 2 – 3 lần uống, dùng liên tục trong 10 – 20 ngày.

Bệnh sỏi thận nên kiêng gì?

Trong ăn uống hàng ngày, người bệnh sỏi thận, sỏi tiết niệu cần lưu ý một số điểm sau để không “vô tình” khiến bệnh trầm trọng hơn:

– Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều oxalat: thực tế, oxalat và canxi được liên kết với nhau để tái hấp thu ở ruột non trước khi được chuyển đến thận nên khi dư thừa oxalat sẽ dễ gây sỏi thận, sỏi tiết niệu. Thực phẩm giàu oxalat bao gồm: soda, khoai lang, khoai tây, củ cải đường, dâu tây, sô cô la, rau bina,… Nếu sử dụng, bạn nên kết hợp cùng các thực phẩm giàu canxi trong cùng một bữa ăn.

– Không ăn mặn: muối ăn chứa nhiều natri gây giữ nước và ngăn cản tái hấp thu canxi ở thận khiến canxi dễ lắng đọng tạo sỏi, làm tăng kích thước sỏi. Lượng natri tối đa mỗi ngày không quá 2300mg. Nếu bạn có cơ địa dễ tái phát sỏi thận, sỏi tiết niệu, thì cần giảm xuống dưới 1500mg/ngày. Bạn nên kiểm soát lượng muối ăn bằng thói quen đọc nhãn thực phẩm để chọn đúng thực phẩm có hàm lượng natri dưới 20%.

– Hạn chế protein động vật: thành phần purin có trong các loại thịt đỏ, nội tạng động vật và động vật có vỏ (sò, ngao, hàu,…) làm tăng chuyển hóa và bài tiết acid uric, tăng nguy cơ tạo sỏi acid uric. Ngoài ra, chế độ ăn nhiều protein làm giảm nồng độ citrate nên sỏi càng dễ kết tinh hơn. Theo khuyến cáo, mỗi ngày bạn chỉ nên ăn tối đa 150g thịt các loại.

– Hạn chế thực phẩm nhiều đường: một lượng lớn đường sucrose và fructose sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng lọc của thận, tăng nguy cơ sỏi thận, sỏi tiết niệu, do đó bạn nên kiểm soát tốt lượng đường, hạn chế các đồ ăn đóng hộp, hoa quả sấy,…

– Tránh các chất kích thích: rượu, bia, cà phê, trà đặc,… là nguyên nhân khiến cơ thể dễ bị mất nước nếu sử dụng nhiều, làm gia tăng nguy cơ sỏi thận, sỏi tiết niệu. Do đó, người bệnh sỏi thận, sỏi tiết niệu nên kiêng những thực phẩm này.

– Tránh dùng liều cao vitamin C: theo một số nghiên cứu, nguy cơ sỏi thận tăng cao ở nam giới nếu sử dụng vitamin C liều cao kéo dài bởi vitamin C có thể chuyển hóa thành oxalat. Hàm lượng vitamin C hàng ngày là 50 -100mg và chỉ nên bổ sung từ các thực phẩm và trái cây. Việc sử dụng các viên uống cần tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để tránh lắng đọng thêm tinh thể tạo sỏi.