Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp gối

Có bao giờ bạn tự hỏi, các dấu hiệu thoái hóa khớp gối là gì? Có phải bạn đang gặp khó khăn trong việc nhận biết sớm căn bệnh khá phổ biến về xương khớp này?

Để trả lời cho những câu hỏi được rất nhiều quan tâm ấy, bác sĩ Nguyễn Trần Thảo Nguyên, nguyên phó khoa xương khớp bệnh viện Nhân dân Gia Định đã có những chia sẻ mang tính chuyên môn như sau:

“Thoái hóa khớp gối là dạng thường gặp nhất trong các vị trí khớp bị thoái hóa, do đầu gối là cơ quan chịu nhiều áp lực từ cơ thể cũng như khi vận động. Cũng như các dạng khác, thoái hóa khớp đầu gối diễn ra khi lớp sụn của khớp gối, vì một lý do nào đó (thông thường là do quá trình lão hóa tự nhiên) mà bị tổn thương hoặc teo dần, dẫn đến việc các đầu xương cọ vào nhau, có khi tạo thành gai xương.

Thoái hóa khớp gối là một bệnh lý nguy hiểm và phổ biến vì vậy cần nhận biết triệu chứng.

Bệnh thoái hóa khớp gối xảy ra cũng chính vì không có lớp sụn bảo vệ mà các đầu khớp cọ vào nhau, lâu dần gây thương tổn, dẫn đến thoái hóa khớp. Thoái hóa khớp gối nói riêng và thoái hóa khớp nói chung là một căn bệnh mãn tính khá nguy hiểm, nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời có thể sẽ gây biến dạng khớp, thậm chí là tàn phế.

I. Các triệu chứng thoái hóa khớp gối thường gặp

Thoái hóa khớp gối thường được tiến triển qua 4 giai đoạn, nặng dần từ giai đoạn 1 đến giai đoạn cuối. Ở cả hai giai đoạn này, người bệnh đều sẽ gặp những triệu chứng như đau nhức khớp gối, khớp gối bị cứng, khó khăn trong vận động, kêu lụp cụp khi di chuyển, sưng đau và cuối cùng là biến dạng khớp gối.

1. Đau nhức ở khớp gối

Không chỉ riêng thoái hóa khớp gối mà tất cả các bệnh liên quan đến khớp đều có dấu hiệu nhận biết đầu tiên là những cơn đau khớp gối. Mức độ đau tùy thuộc rất nhiều vào giai đoạn, nghĩa là nếu bệnh nhân chỉ mới thoái hóa ở các giai đoạn đầu thì sẽ đau đứt quãng, cơ thể còn chịu đựng được. Nhưng đến giai đoạn cuối thì cơn đau khớp gối sẽ vô cùng dữ dội, khiến mỗi sự vận động đều như một “cực hình” đối với người mắc bệnh.

Thoái hóa khớp gối sẽ dẫn đến những cơn đau nhức quanh vùng đầu gối, cản trở vận động của người bệnh.

Về vị trí đau, thoái hóa khớp gối sẽ tạo ra cơn đau ở vùng trước và bên trong đầu gối. Bên cạnh đó, cảm giác đau nhẹ hoặc nặng này sẽ diễn ra ở một số động tác, thời điểm nhất định. Điều này có nghĩa là bệnh nhân sẽ có thể chủ động tránh những cơn đau do căn bệnh này mang lại. Thông thường, khớp gối sẽ đau hơn khi:

  • Đứng lên ngồi xuống. Đây là một động tác cần đến sự chịu lực của khớp gối rất nhiều, vì vậy sẽ gây đau đớn cho người bệnh. Trong nhiều trường hợp bệnh diễn tiến nặng, bệnh nhân khó có thể tự đứng lên, ngồi xuống mà phải nhờ sự nâng đỡ của người khác, chứ đừng nói chi đến những động tác bật cóc, thụt dầu v.v…thoái hóa khớp gối không cho phép bạn làm điều đó.
  • Leo cầu thang. Những bước đi lên đi xuống cầu thang đều tác động trực tiếp đến khớp đầu gối, vì vậy đối với những người bị thoái hóa khớp gối thì nói một cách nôm na, chiếc cầu thang trở thành một “vật gây đau” rất đáng sợ.
  • Đau nhiều vào ban đêm. Cả một ngày hoạt động dài, khớp gối cho dù bị tổn thương cũng vẫn phải nâng đỡ ít nhất một con người, chưa tính đến những vật linh tinh người đó mang vào. Vì vậy, ban đêm là lúc khớp gối mạnh khỏe nghỉ ngơi và khớp gối bị thoái hóa bung tỏa những cơn đau. Đây cũng chính là lý do vì sao những người mắc bệnh thoái hóa khớp lại mất ngủ, chán ăn, suy nhược.

2. Khớp gối hay bị cứng khi ngủ dậy

Các khớp xương của chúng ta hoạt động như những cỗ máy, khi bị thoái hóa khớp nghĩa là cỗ máy bị thiếu dầu, nên kẹt lại, ngưng trệ hoạt động. Cứng khớp là hệ quả của việc khớp xương đầu gối không còn lớp sụn bôi trơn và bảo vệ, đây là triệu chứng thoái hóa khớp gối phổ biến với 90% người bệnh phải đối mặt.

Triệu chứng này biểu hiện qua việc sau một đêm đau nhức vì khớp, bệnh nhân lại phải khó chịu vì khớp bị cứng lại, chẳng thể co duỗi được. Thông thường, sau 10 – 30 phút xoa bóp, khớp gối sẽ co duỗi lại bình thường (thật ra là kém linh hoạt hơn).

Hiện tượng này không chỉ xảy ra vào những buổi sáng mà còn sau khi người bệnh hoạt động lại sau thời gian dài, chẳng hạn như việc ngồi lâu. Cứng khớp sẽ xuất hiện thường xuyên và nhiều hơn khi bệnh đi đễn thoái hóa khớp giai đoạn 4 (giai đoạn cuối).

3. Khả năng vận động của khớp gối bị hạn chế

Đi, đứng, leo cầu thang, mang vác đồ, chạy, nhảy, múa, ngồi xổm v.v…tất cả những động tác này đều cần có sự hỗ trợ đáng kể của khớp gối mới có thể thực hiện được. Vậy nên khi khớp gối bị thoái hóa, người bệnh sẽ vận động vô cùng khó khăn, thậm chí không giữ được thăng bằng, dễ té ngã. Những triệu chứng thoái hóa khớp này sẽ nặng nề hơn hoặc nhẹ hơn tùy theo giai đoạn của người bệnh.

4. Khớp gối kêu “lụp cụp”

“Lụp cụp” là âm thanh phát ra khi những người bị thoái hóa khớp di chuyển, thường kèm theo đau đớn. Sở dĩ có tiếng kêu khá kỳ lạ này là vì các dịch khớp chứa trong bao sụn có nhiệm vụ bôi trơn, nay đã không còn có thể thực hiện được nhiệm vụ ấy. Không có sụn, không có dịch bôi trơn, dĩ nhiên hai đầu khớp sẽ dần dần cọ sát vào nhau, va chạm nhau.

Thế nên tiếng “lụp cụp” ấy là tiếng xương kêu. Dấu hiệu thoái hóa khớp này khá phổ biến, nhưng không phải lúc nào người bệnh di chuyển cũng sẽ nghe tiếng này. Tất cả còn phụ thuộc vào giai đoạn bệnh và thể trạng cùng các yếu tố tuổi tác.

===> Mời bạn tham khảo bài viết sau: Đau khớp gối là bệnh gì