Hướng dẫn chăm sóc cây Tùng Thơm đúng cách

Cây Tùng Thơm có tên khoa học là Cupressus macrocarpa. Cây có màu sắc tươi tắn, bắt mắt cùng hương thơm dịu dàng không chỉ giúp thư thái, sảng khoái tinh thần mà còn có tác dụng đuổi muỗi và các loại côn trùng khác. Đây là một loài cây phổ biến được trang trí nhiều trong các dịp lễ Giáng Sinh. Tuy nhiên chăm sóc như thế nào để cây Tùng Thơm luôn khỏe mạnh và xanh tốt lại không hề đơn giản.

Cây Tùng Thơm

Cây Tùng Thơm

Ý nghĩa của cây Tùng Thơm

Là loài cây đứng đầu trong tứ quý Tùng – Cúc – Trúc  – Mai, Tùng Thơm tuy phải trải qua nhiều khắc nghiệt, sương gió, mưa, bão tuyết vẫn đứng vững vàng như đấng nam nhi đại trượng phu. Tại sao người ta lại yêu thích và trồng chúng? Cùng tìm hiểu một số ý nghĩa mà chúng mang lại dưới đây:

  • Là cây cảnh để bàn làm việc, góc phòng, cầu thang, ban công, sảnh khách sạn, quầy lễ tân,…. Mùi hương nhẹ nhàng của loại cây này sẽ giúp tinh thần của chủ nhân thêm minh mẫn, thư thái và hưng phấn hơn trong công việc.
  • Không chỉ vậy, mùi hương đặc biệt của cây còn giúp xua đuổi côn trùng, mang lại không khí trong lành, ngăn ngừa bệnh tật.
  • Cây có kiểu dáng sang trọng, mang lại điểm nhấn cho không gian ngôi nhà và tạo được cảm giác mát mẻ mỗi khi đứng cạnh loài cây này
  • Bên cạnh đó, mọi người cũng hay chọn tùng thơm làm quà tặng cho các đấng mày râu bởi nó biểu tượng cho sự mạnh mẽ của đấng nam nhi.
  • Trong phong thủy loài cây này ngoài ý nghĩa trường thọ, đại diện cho khí tiết, chúng còn có tác dụng trừ tà, xua đi điềm xấu, đem đến sự an lành cho gia đình. Cây hợp với những người mệnh Thổ và mệnh Kim.

>>> Xem thêm: Cây phong thủy hợp mệnh Kim

Cây Tùng Thơm được trang trí trong dịp Noel

Cây Tùng Thơm được trang trí trong dịp Noel

Cách chăm sóc cây Tùng Thơm

Cây Tùng Thơm là loại cây thân gỗ nên khá dễ trồng và dễ chăm. Tuy nhiên loài cây này thường sống ở những nơi có khí hậu lạnh nên khi trồng ở khí hậu nhiệt đới, ôn đới tại Việt Nam thì trong quá trình chăm sóc cần lưu ý những điểm sau:

Ánh sáng: Cây tùng thơm có thể chịu bóng nên bạn trồng trong nhà, tuy nhiên nên trưng ở nơi có ánh sáng tự nhiên tối thiểu 2-3h/ngày.Hàng tuần nên mang cây ra ngoài quang hợp 6-8h vào buổi sáng khi ánh nắng không quá gay gắt.

Nhiệt độ: tùng thơm ưa mát, chịu nóng kém hơn lạnh, sống tốt trong môi trường điều hòa. Khoảng nhiệt độ ưa thích của cây từ 28-27 độ C.Nóng quá khiến cành lá bị thối.

Độ ẩm: cây ưa ẩm trung bình, chịu hạn tốt, chịu úng kém.

Đất trồng: tùng thơm chịu úng kém nên cần sử dụng đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng, nhiều mùn, thoát nước tốt. Nên trộn thêm xỉ than hoặc sỏi nhẹ vào đất để đất thoáng khí, thoát nước. đáy chậu có mảnh sành tránh vít lỗ. Khi trồng cần bón lót bằng phân hữu cơ hoặc trùn quế để tăng sự thông thoáng.

Tưới nước: Cây tùng thơm thân gỗ, lá kim, trồng trong nhà thì nhu cầu nước ít, nếu tưới nhiều quá khiến cây bị úng, thối rễ, hư lá. Tùy vào điều kiện thời tiết, chỉ cần chú ý khi đất trên mặt chậu se khô thì tưới là được. Có thể phun nước vào lá cây tăng cường độ ẩm và làm sạch lá, tăng cường quang hợp.

Bón phân: khi mới trồng có thể hòa NPK tưới vào gốc với nồng độ loãng trong tháng đầu tiên để cây phục hồi. Hàng tháng có thể bón các loại phân có sẵn bổ sung dinh dưỡng điều độ cho cây.

Cách chăm sóc cây Tùng Thơm

Cách chăm sóc cây Tùng Thơm

Trên đây là một số cách để chăm sóc cây Tùng Thơm. Tuy nhiên khi trồng cây nếu thấy cây có hiện tượng vàng lá, rụng lá, khô héo,… thì hãy nhanh chóng mang cây ra những nơi thông thoáng, mát mẻ, tránh ánh nắng gay gắt chiếu rọi trực tiếp. Hạn chế tác động đến chậu cây và đất trồng để tránh ảnh hưởng đến bộ rễ gây tổn thương cho cây.