Những điều cần biết khi chăm sóc cây sứ cảnh đối với người mới trồng

Trồng cây sứ trong chậu không hề khó. Nhưng làm thế nào để cây phát triển tốt và ra hoa đúng thời điểm là điều không phải ai cũng làm được. Nó còn dựa vào cách chăm sóc của từng người như tưới nước cho cây trong ngày thời gian nào thích hợp hay bón phân bao nhiêu là đủ để cây phát triển nhanh chóng. Đừng lo chúng tôi sẽ giúp bản giải quyết những vấn đề.

1. Chậu trồng

Người ta thường lựa chọn trồng sứ trong chậu vì như thế dễ chăm sóc và đẹp hơn là trồng trong sân vườn. Trồng trong chậu thì bạn sẽ dễ dàng di chuyển bộ rễ sang chậu mới hơn. Trồng lâu ngày thì bộ rễ của cây hoa sứ sẽ phình to nên bạn cần thay chậu để bộ rễ có không gian để phát triển. Nên nhớ khi chuyển sang chậu mới, phải nâng bộ rễ lên cao khỏi miệng chậu như thế thì chậu hoa sứ mới có dáng đẹp.

Với chậu trồng bạn phải đảm bảo lỗ thoát nước luôn được thông thoáng, kích thước của chậu phải phù hợp với bộ rễ. Bạn nên tính thêm không gian để cho bộ rễ phát triển. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều chậu để bạn lựa chọn, bạn có thể lựa chọn chậu đất, chậu sứ hoặc chậu cảnh greenbo mới lạ có thể tiết kiệm không gian và làm vật trang trí cho ban công nhà bạn.

Cách tưới nước cho cây sứ

Cách tưới nước cho cây sứ 

2. Đất trồng

Như đã nói ở trên, chậu hoa sứ rất dễ trồng nên về đất trồng thì bạn có thể lựa chọn bất cứ loại đất nào với điều kiện là đất phải tơi xốp và thoát nước tốt để chống ngập úng cho cây.

3. Gieo trồng

Đã có chậu trồng và đất trồng thì bạn có thể bắt tay vào trồng rồi đấy. Có 2 cách phổ biến là gieo hạt và giâm cành. Phương pháp giâm cành được nhiều người dùng những phương pháp gieo hạt tuy tốn công chăm sóc để hạt nảy mầm thì về sau sẽ cho bộ rễ đẹp, dễ tạo dáng.

4. Tạo hình cho chậu hoa sứ

Sau một thời gian thì chậu hoa sứ của bạn sẽ có một bộ rễ phình to. Đây là lúc bạn làm đẹp cho chậu hoa sứ của mình. Những bông hoa sứ sẽ càng trở nên kiêu sa khi được khoe sắc trên một thân cây được tỉa tót gọn gàng và có hình dáng đẹp. Với những ai đã từng chơi chậu bonsai thì sẽ thấy tạo dáng cho chậu hoa sứ dễ hơn nhiều. Bạn tạo dáng cho chậu hoa sứ bằng cách nâng bộ rễ lên khỏi miệng chậu để tỉa rể theo hình dáng mà mình ưa thích. Hoặc có thể lấy toàn bộ bộ rễ ra khỏi chậu, rửa sạch đất rồi tiến hành cắt tỉa. Nên nhớ là phải để cho những vết cắt lành sẹo rồi mới trồng trở lại.

 Cách tưới nước cho hoa sứ

Cách tưới nước cho hoa sứ 

6. Bón phân

Các loại phân bón hữu cơ hay vô cơ đều thích hợp cho sự phát triển của chậu hoa sứ. Bạn có thể tham khảo cách bón phân theo liều lượng dưới đây tùy thuộc vào độ tuổi của cây:

  • Cây sứ dưới 6 tháng tuổi: Đây là thời kỳ cần kích thích ra chồi, lá, rễ nên cần hòa loãng 10-15gr phân NPK 20-20-15 + TE hoặc NPK 16-12-8 + TE trong 10-15 lít nước tưới đủ ẩm, cách nhau khoảng 15-20 ngày/lần. Kết hợp dùng phân bón lá Đầu Trâu 005 phun định kỳ 7-10 ngày lần.
  • Cây sứ từ 6 tháng – 1 năm: Bón thúc định kỳ 20-30g phân NPK 20-20-15 + TE hoặc NPK 16-12-8 + TE/chậu, cách nhau 20-30 ngày/lần. Kết hợp dùng phân bón lá Đầu Trâu 005 phun định kỳ 7-10 ngày/lần, kích thích ra chồi, lá, rễ. Có thể sử dụng Đầu Trâu 007 phun khi muốn cho sứ ra hoa.
  • Cây sứ trên một tuổi, có hoa ổn định: Bón thúc định kỳ 20-30 gr phân NPK 20-20-15 + TE hoặc NPK 16-12-8 + TE/chậu, cách nhau 20-30 ngày/lần. Kết hợp dùng phân bón lá Đầu Trâu 005, phun định kỳ 7-10 ngày lần, kích thích ra chồi, lá, rễ. Đầu Trâu 007 kích thích ra hoa và Đầu Trâu 009 có tác dụng dưỡng hoa lâu tàn.

7. Cách tưới nước

Tưới nước cho cây sứ như thế nào còn có một khía cạnh khác đó là cách tưới: tưới nước vào đất trồng trong chậu hoặc là tưới làm ướt lá và hoa. Dùng hệ thống tưới tự động khó kiểm soát lượng nước tưới vào đất trồng hơn việc dùng vòi bơm. Có khi chúng ta tưới ướt cả vườn, nước lênh láng những phần nước tưới vào đất không đáng kể vì khí phun nước, bộ cành lá cây sứ sẽ “hứng” lấy hết nước không cho nước tiếp cận đất trồng.

Nguồn nước tưới cũng cần được quan tâm, nước có độ pH trung tính (pH =6.25-6.5) là tốt nhất cho cây sứ. Các nhà vườn ở ta thường dùng nguồn nước tưới từ giếng khoan, rất ít hoặc hầu như không dùng nước thuỷ cục vì nước thủy cục, nước máy khá đắt nên không tiết kiệm được chi phí.

May mắn cho người trồng sứ nếu nguồn nước nơi trồng có độ kiềm phù hợp cho cây sứ. Vùng Thủ Đức có nơi nước đã bị nhiễm mặn, phèn cần xử lý lắng, lọc. Khu vực Hóc Môn, Gò Vấp nguồn nước tương đối tốt. Cây sứ Sa Đéc được tưới bằng nguồn nước của kênh, mương có độ phù sa cao cực tốt cho cây sứ.

 

8.  Diệt trừ sâu hại

Chậu hoa sứ rất dễ bị sâu hại tấn công, vì thế nên thường xuyên quan sát cây để phát hiện ra sâu bệnh, từ đó lựa chọn được loại thuốc trừ sâu thích hợp. Với những kiến thức phổ thông này chúc bạn sẽ có một chậu hoa sứ đẹp và nhớ chọn cho mình chậu hoa greenbo làm chậu cho cây hoa sứ tuyệt đẹp của mình nhé.

Như vậy, để tạo ra một cây sứ đẹp thì người chăm sóc sứ phải có những thủ thuật  chăm sóc cây riêng biệt như tưới nước thường như thế nào hợp lý , bón phân, tỉa cành trong thời gian nào để cây phát triển tốt nhất.

Xem thêm: Cây Sứ Cảnh chia sẻ cách tưới nước cho cây sứ