Cây chùm ngây: công dụng, cách dùng và những lưu ý cần phải biết

Chùm ngây được biết đến là loại cây có nhiều giá trị dinh dưỡng cao. Mọi bộ phận của cây đều có tác dụng to lớn với người dùng. Tuy nhiên, không phải ai và lúc nào cũng có thể sử dụng được loại cây thần kỳ này.

Cây chùm ngây: công dụng, cách dùng và những lưu ý cần phải biết

Cây chùm ngây: công dụng, cách dùng và những lưu ý cần phải biết

Cây chùm ngây là loài cây ưa sống ở các vùng cao ráo, không ưa nước, thân gỗ cao từ 6- 10m, phân thành nhiều cành khác nhau.

Lá cây có dạng lá kép 3 lần, không lông, lá bẹ bao lấy lá chồi, hoa to, năm cánh, có cuống màu trắng, hoa chùm ngây có mùi thơm nhẹ thường mọc vào thán 1 hằng năm.

Quả dài 25-30 cm, ngang 2-3 cm, có hình dáng giống quả đậu Cô ve dọc theo quả có khía rãnh.

Ở nước ta bạn có thể dễ dàng bắt gặp cây chùm ngây tại các tỉnh như: Ninh Thuận, Bình Thuận, Thanh Hóa và đang được nhân rộng ra nhiều nơi.

Cơ chế hoạt động của cây chùm ngây

Cây chùm ngây có tác dụng bổ dưỡng. TS. Nguyễn Hoàng cho biết, nghiên cứu cho thấy thành phần hóa học của cây chùm ngây rất phong phú, có đầy đủ thành phần dinh dưỡng như: chất tương đương tinh bột; chất đạm; chất béo, nhất là vitamin rất phong phú và nguyên tố vi lượng khác như magie, kẽm.

Chùm ngây chứa protein, vitamin và khoáng chất. Với vai trò là một chất chống oxy hóa, cây giúp bảo vệ tế bào khỏi bị tổn thương.

Tác dụng chữa bệnh của cây chùm ngây

Để giải đáp thắc mắc cây chùm ngây có tác dụng gì bài viết xin đưa ra những thông tin như sau:

Thực phẩm bổ sung dinh dưỡng

Chùm ngây là cây có thể dùng tất cả các bộ phận của nó gồm: lá, vỏ cây, quả, hạt và rễ. Trong đó, lá chùm ngây có nhiều công dụng như:

Chứa hàm lượng protein cao có thể thay thế thịt, rất tốt cho người ăn chay.

Chứa các axit amin arginine và histidine thiết yếu cho trẻ sơ sinh, chống suy dinh dưỡng.

Chiết xuất từ lá chùm ngây còn giúp cây trồng tăng trưởng, tăng năng xuất và cải thiện sức đề kháng của cây.

Bên cạnh đó, hoa chùm ngây được dùng làm rau hoặc pha trà bởi chúng giàu dinh dưỡng và mật. Ngoài ra, quả chùm ngây so với lá ít các vitamin, khoáng chất hơn, nhưng giàu vitamin C hơn. Hạt chùm ngây có thể rang ăn như đậu phộng hoặc dùng chiết xuất dầu chùm ngây bằng công nghệ ép lạnh để nấu ăn, chăm sóc sức khỏe và làm đẹp.

Bảo vệ gan

Giải đáp cho vấn đề cây chùm ngây có tác dụng gì thì không thể bỏ qua tác dụng bảo vệ gan. Chùm ngây chứa các chất làm giảm tổn thương gan do thuốc chống lao, kích thích quá trình hồi phục gan.

Bảo vệ gan là một trong những công dụng của cây chùm ngây

Bảo vệ gan là một trong những công dụng của cây chùm ngây

Hỗ trợ điều trị rối loạn dạ dày

Chùm ngây có tính kháng acid, kháng histamin, kháng khuẩn nên rất hiệu giúp điều trị các rối loạn ở bụng như: táo bón, tiêu chảy, viêm loét dạ dày và viêm đại tràng loét. Vậy nên, trả lời cho câu hỏi cây chùm ngây có tác dụng gì không thể bỏ qua chức năng này.

Chống viêm, kháng khuẩn

Chùm ngây có tính chống viêm, kháng khuẩn, kháng nấm nên được ứng dụng vào mục đích chống viêm kháng khuẩn rất hiệu quả.

Phòng ngừa ung thư

Tác dụng của cây chùm ngây trong phòng ngừa ung thư là do chứa 46 loại chất chống oxy hóa, giúp ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư.

Cải thiện sức khỏe xương

Cây chùm ngây có tác dụng gì nhờ chứa khoáng chất thiết yếu như canxi và phốt pho có lợi cho việc phòng ngừa loãng xương, xương chắc khỏe. Đồng thời nhờ tính chất chống viêm, giảm đau giúp hỗ trợ điều trị viêm khớp, gãy xương.

Chùm ngây có thể giúp tăng cường sức khỏe xương

Chùm ngây có thể giúp tăng cường sức khỏe xương

Tăng khả năng miễn dịch

Chùm ngây kích thích hệ thống miễn dịch bằng các tác động tích cực như: tăng tổng số bạch cầu, kháng thể,… Chùm ngây là loại thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, dinh dưỡng cho cơ thể, đặc biệt là người đau yếu, bệnh tật.

Ức chế hệ miễn dịch

Hạt chùm ngây có đặc tính ức chế miễn dịch, phục vụ cho các trường hợp điều trị cấy ghép nội tạng, các bệnh tự miễn dịch như viêm khớp dạng thấp. Chúng giúp ức chế miễn dịch giúp các cơ quan mới được ghép an toàn trong cơ thể.

Hỗ trợ điều trị tiểu đường

Cây chùm ngây có tác dụng gì đó là giảm lượng đường trong máu, nước tiểu, cải thiện rõ rệt nồng độ hemoglobin và tổng hàm lượng protein ở người tiểu đường.

Hỗ trợ điều trị hen

Nhờ tác dụng của cây chùm ngây trong việc chống viêm, chống dị ứng, giảm co thắt giúp giảm các triệu chứng, hỗ trợ điều trị bệnh hen phế quản, viêm đường hô hấp, viêm mũi dị ứng, sốc phản vệ.

Điều hòa huyết áp

Chùm ngây giúp điều duy trì mức độ tối ưu của huyết áp, lượng cholesterol trong cơ thể, ngăn ngừa cao huyết áp, giảm lượng mỡ trong gan, thận và huyết thanh tăng cao.

Chăm sóc mắt

Nhờ giàu các chất chống oxy hóa mà chùm ngây rất có lợi trong việc chăm sóc và bảo vệ mắt. Chúng cũng ức chế sự dày lên của màng mao mạch và ngăn ngừa rối loạn chức năng võng mạc.

Cây chùm ngây rất tốt cho mắt

Cây chùm ngây rất tốt cho mắt

Cách chế biến chùm ngây

Lá cây chùm ngây có hương vị khá giống với rau ngót và cũng được chế biến thành các món canh thịt, canh tôm, nấu với nấm hoặc nấu suông như rau ngót. Ngoài ra lá chùm ngây xào với thịt, xào với trứng cũng rất dễ ăn. Lá cũng có thể ăn sống rất mát và bổ. Sinh tố từ lá chùm ngây cũng là một loại nước uống mát, lành và giàu các chất vi lượng.

Lá chùm ngây cũng có thể phơi thật khô rồi nghiền nhỏ mạt như bột để làm bánh, nấu bột, nấu cháo hoặc dùng để pha nước uống.

Hoa chùm ngây có màu trắng, nho nhỏ, mọc thành chùm. Những bông hoa này chứa lượng mật ngọt và dưỡng chất đáng kể và bạn có thể phơi khô để pha nước uống.

Quả chùm ngây còn non có nhiều dinh dưỡng hơn những trái già. Những trái chùm ngây có vị gần giống măng tây và bạn có thể chế biến rất nhiều món ăn. Rất nhiều món ăn của người Myama có sử dụng quả chùm ngây để làm tăng hương vị và dinh dưỡng cho món ăn. Bạn có thể nấu canh, xào với thịt, ninh xương để tăng vị ngọt tự nhiên cho món ăn.

Riêng rễ của cây chùm ngây thì lại ăn sống hoặc làm gia vị như mù tạt.

Thận trọng/Cảnh báo khi dùng cây chùm ngây

Mức độ an toàn của cây chùm ngây như thế nào?

Nếu đang mang thai, bạn không nên sử dụng rễ, vỏ cây hay hoa chùm ngây. Với phụ nữ mang thai, việc sử dụng rễ, vỏ cây, hoa có thể gây sẩy thai. Nguyên do là các chất có trong rễ, vỏ cây và hoa có thể khiến tử cung co bóp. Không có đủ thông tin về sự an toàn khi sử dụng các bộ phận khác của chùm ngây trong thời kỳ mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kì. Tốt nhất, bạn không nên dùng nó.

Chùm ngây đôi khi được sử dụng để tăng lượng sữa mẹ. Một số nghiên cứu cho thấy nó có thể hỗ trợ việc này, nhưng không có đủ thông tin để biết liệu thảo dược này có an toàn cho trẻ đang bú sữa mẹ không. Vì vậy, bạn nên tránh dùng chùm ngây khi đang cho con bú hoặc tham vấn ý kiến của thầy thuốc nếu muốn dùng loại thảo mộc này.

Cây chùm ngây có thể tương tác với những gì?

Thảo dược này có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Hãy tham khảo ý kiến của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng nhé.

Một số nguy cơ mà chùm ngây có thể gây ra khi dùng cùng các thuốc trị bệnh như:

Levothyroxine: Thuốc được sử dụng để điều trị suy tuyến giáp. Hợp chất trong lá có thể hỗ trợ chức năng tuyến giáp, nhưng không nên dùng nó kết hợp với thuốc tuyến giáp khác.

Thuốc trị bệnh đái tháo đường: Thuốc điều trị đái tháo đường được sử dụng nhằm hạ đường huyết. Song chùm ngây cũng có tác dụng tương tự nên bạn không nên sử dụng cùng nhau để tránh mức đường huyết xuống quá thấp.

Thuốc điều trị bệnh cao huyết áp: Cây chùm ngây còn có hiệu quả trong việc hạ huyết áp. Do đó, bạn tránh dùng cùng các loại thuốc làm hạ huyết áp khác.

Cách trồng cây chùm ngây

Chùm ngây là một loại cây rất dễ trồng và gần như không kén đất. Cách trồng chúng rất đơn giản, bạn có thể trồng bằng hạt hay giâm cành. Giâm cành cây phát triển nhanh hơn so với trồng bằng hạt.