Cây nha đam: công dụng, cách dùng và hướng dẫn trồng cây nha đam

Không chỉ là “bạn tâm giao” của phái đẹp, công dụng của nha đam còn được xếp vào hàng những thực phẩm mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Bài viết này sẽ cố gắng chọn lọc và cung cấp tất cả những gì bạn cần biết về công dụng của cây nha đam.

Thành phần nổi bật có trong nha đam là gì?

Chính nhờ những thành phần nổi bật và dồi dào có trong nha đam đã khiến loài cây này có khả năng cao trong việc hỗ trợ điều trị bệnh và đặc biệt là làm đẹp. Những thành phần đó bao gồm:

Axít amin (tối thiểu 23 loại), vitamin (gồm có B1, B2, B5, B6, B12, axít folic, C, A, E), có chứa một số khoáng tố vi lượng (Na, K, Fe, Ca, P, Cu, Zn, Mn, Mg, Cr).

Các Monosaccharid, Polysaccharid như: Cellulose, rhamnose, glucose, aldopentose, xylose, galactose, mannose, arabinose và acemannan, có tác dụng kháng virút, giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.

Prostaglandin và axít béo chưa bão hoà: Axít gama linolenic nhóm chất này có tác dụng tiêu sưng, giải dị ứng, làm lành vết thương, giúp mau lên da non.

Các Enzym: Có lợi cho hệ tiêu hoá giúp ăn ngon, làm thuốc bổ: Lipaza, oxydaza, Amilaza, Catalaza, Allnilaza….

Nhóm chất anthraglycoside Anthraquinon: Có khả năng chống oxy hoá, nhuận trường, giúp giải độc, chống táo bón…

Cây nha đam: công dụng, cách dùng và hướng dẫn trồng cây nha đam

Cây nha đam: công dụng, cách dùng và hướng dẫn trồng cây nha đam

Tác dụng làm đẹp của nha đam

Cây nha đam có tác dụng làm đẹp da mặt cho các chị em phụ nữ, điều này đã được chứng minh và rất có hiệu quả. Nhựa của nha đam khi tiết ra chứa rất nhiều chất dinh dưỡng khác nhau. Những chất này giúp điều hòa độ ẩm trên da và giúp da trở nên mịn màng, trắng sáng hơn. Dùng nha đam làm mặt nạ hoặc kết hợp nha đam với một số nguyên liệu thiên nhiên khác vừa có tác dụng làm mịn da, vừa làm trắng da.

  • Làm trắng da bằng cách đắp trực tiếp lên mặt:

Nha đam rửa sạch, gọt vỏ rồi cạo lấy lớp nhựa trong suốt trong ruột lá và thoa đều lên mặt trước khi ngủ khoảng 15 – 20 phút rồi rửa mặt với nước mát. Thực hiện 3 lần/tuần bạn sẽ thấy da mình sáng mịn, sạch mụn.

  • Làm trắng da bằng nha đam và nước vo gạo:

Có thể xem đây là loại mặt nạ thần kỳ cho việc tái tạo một làn da trắng mịn, căng tràn sức sống, nước vo gạo và nha đam đã gọt vỏ. Xay nhuyễn nha đam rồi pha với nước vo gạo theo tỉ lệ 1:1. Rửa mặt sạch, thoa hỗn hợp này lên da khoảng 20 phút. Rửa mặt sạch lại bằng nước lạnh. Sử dụng hỗn hợp này trong vòng 2 tuần, bạn sẽ thấy rõ sự thay đổi của da mặt.

  • Làm trắng da bằng nha đam và mật ong:

Trộn đều 1 thìa nhựa nha đam, 2 thìa muối biển, 1 thìa dầu dưỡng da dành cho em bé, 2 thìa canh mật ong, thoa lên mặt để khoảng 20 phút rồi rửa mặt sạch, với cách làm đơn giản này bạn sẽ không cần quá tốn kém để có được làn da mịn màng trắng hồng như ý muốn.

  • Da trắng hồng tự nhiên nhờ nha đam:

Mỗi ngày, dùng 200g lá nha đam tươi rửa sạch, cắt bỏ gai hai bên, dùng dao inox rạch trên lá nhiều hình vuông bằng con cờ nhỏ rồi cắt rời ra, thêm 50g đường cát, 2 thìa canh mật ong, nước đá đập nhỏ… Ăn hỗn hợp trên hàng ngày kết hợp với đắp mặt nạ nha đam sẽ có làn da trẻ trung, căng mịn và trắng hồng tự nhiên.

  • Làm trắng da bằng nha đam và chanh:

Cắt 2 cạnh của lá nha đam, sau đó lấy phần gel trong của nha đam ra, cho gel nha đam, nước cốt chanh vào máy xay sinh tố và xay nhuyễn hỗn hợp này sao cho thu được một hỗn hợp thật mịn. Đắp hỗn hợp trên trong vòng 2 tuần, bạn sẽ ngạc nhiên về làn da trắng sáng của mình, lưu ý khi đắp chanh nên hạn chế ánh nắng, đi ra ngoài nên sử dụng kem chống nắng.

Khi kết hợp với 1 số nguyên liệu khác, nha đam còn có khả năng làm trắng da hiệu quả

Khi kết hợp với 1 số nguyên liệu khác, nha đam còn có khả năng làm trắng da hiệu quả

Dùng nha đam chữa bệnh

Chất nhựa trong suốt ở lá nha đam, người ta đã nghiên cứu và tìm thấy trong đó rất nhiều các axit amin, các vitamin và các khoáng chất giúp kháng một số loại vi rút, kháng khuẩn, giải dị ứng, tiêu sưng, làm lành vết thương, nhuận trường, chống táo bón và tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.

  • Nha đam giúp kháng khuẩn:

Nhựa trong nha đam giúp gây tê, sát khuẩn, có tác dụng thanh nhiệt, thông tiểu. Loại nhựa này được sử dụng trong các trường hợp bị côn trùng chích, phỏng nhẹ, rám nắng,… giúp làm dịu vết thương và tăng cường lưu thông máu. Nhũ dịch được bào chế từ nha đam được chế biến làm thuốc trị mụn nhọt, eczema, giúp nhanh kéo da non ở vết thương

  • Nha đam có tác dụng trị đau dạ dày:

Bên cạnh việc sử dụng các bài thuốc Tây để điều trị, người bệnh có thể dùng cây nha đam để trị đau dạ dày. Sử dụng 5 lá nha đam xay nhuyễn trộn đều với 500ml mật ong, cho hỗn hợp vào chai thủy tinh và bảo quản trong tủ lạnh, mỗi lần uống 2 thìa cafe hỗn hợp này, ngày 2 – 3 lần, dùng liên tục trong 1 tuần sẽ thấy hiệu quả. Với người mắc bệnh viêm loét dạ dày thì uống nhựa nha đam tươi, cách vài giờ uống 1 muỗng lúc bụng đói giúp làm lành vết loét hiệu quả.

  • Nha đam giúp giảm cân:

Uống nước nha đam có tác dụng giảm cân hoặc duy trì cân nặng ở mức ổn định, bên cạnh đó nha đam còn cung cấp các khoáng chất và vitamin quan trọng giúp duy trì nguồn năng lượng tích cực cho cơ thể.

  • Nha đam giúp chữa bỏng, làm lành vết thương:

Trường hợp bị bỏng trong quá trình nấu nướng hoặc bị cháy nắng bạn có thể cắt lá nha đam chà phần nhựa trực tiếp vào vết bỏng giúp giảm đau, giảm sưng phồng và ngứa rát.

  • Nha đam hỗ trợ chữa bệnh xơ gan cổ trướng:

Chuẩn bị nắm nha đam gọt vỏ và bỏ gai ở hai bên lá, xay nhuyễn cùng 500ml mật ong, lấy nước chia thành 3 phần dùng trong ngày. Uống 15 phút trước bữa ăn, dùng liên tục trong 1 tháng bệnh xơ gan cổ trướng sẽ được cải thiện rõ rệt.

  • Nha đam trị huyết áp cao, tiểu đường:

Nha đam đem nấu rồi để nguội, uống nước và ăn nha đam đã nấu chín, mỗi lần ăn 1 muỗng canh, mỗi ngày ăn 3 lần. Hoặc bạn có thể dùng nha đam để ăn sống, mỗi ngày lấy 1 tới 2 lá nha đam, rửa sạch rồi gọt vỏ, ăn liên tục trong thời gian dài để nha đam phát huy công dụng cao nhất. Đối với người bị tiểu đường nhưng không bị cao huyết áp thì ăn kèm với ít muối, còn người bị cao huyết áp nhưng không bị tiểu đường có thể ăn kèm với đường cho dễ ăn.

Nha đam cũng có khả năng hỗ trợ trị một số bệnh thường gặp

Nha đam cũng có khả năng hỗ trợ trị một số bệnh thường gặp

LƯU Ý KHI SỬ DỤNG NHA ĐAM

Tuy nha đam có nhiều công dụng tốt nhưng cũng cần lưu ý khi sử dụng. Nha đam có nhiều loài và cây cho chất lượng vẫn là từ 2 – 3 năm tuổi. Nhựa cây nha đam nguyên chất là một chất độc, khi để ra ngoài không khí chất nhựa này dễ bị oxy hóa sẽ làm mất đi một phần hoạt tính, do đó cần có quy trình chiết xuất đúng đắn để ổn định hoạt chất.

Chất độc trong nha đam tuy không làm chết người nhưng có thể làm người ăn phải bị tiêu chảy, nếu phụ nữ mang thai ăn phải có thể nguy hiểm cho thai nhi. Khi tiêu hóa một lượng lớn nha đam có thể gây co thắt bụng, nôn mửa, tiêu chảy, bên cạnh đó nó còn bài tiết qua nước tiểu làm cho nước tiểu có màu hồng như máu. Người bị bệnh trĩ, viêm ruột không nên dùng vì anthraquinon trong nhựa nha đam gây sung huyết. Người hay lạnh, hư hàn, tiêu chảy, huyết áp thấp không dùng. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến của thầy trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn.

Phụ nữ sử dụng các loại kem từ nha đam cần chú ý, do tính chất tẩy sạch và làm bong tróc các biểu bì sừng và tái tạo tế bào mới, nên khi lớp da non tiếp xúc các tia bức xạ ngoài trời sẽ rất dễ gây nám da. Khi ăn nha đam cần làm sạch lớp mủ màu vàng kế bên lớp thạch nha đam để tránh ngộ độc. Liều dùng lá tươi mỗi ngày từ 5 – 10g. Chọn những bẹ nhỏ, xanh nhạt, gọt bỏ lớp vỏ, rửa sạch dưới vòi nước, cắt nhỏ, ăn chung với yaourt, nấu với đậu xanh. Dùng lâu dài với liều lượng thấp không có hại.

Nha đam (Lô hội) tương tác với những loại thuốc nào?

Một số loại thuốc có thể tương tác với thành phần hóa học có trong lô hội như:

Digoxin (Lanoxin®)

Thuốc trị bệnh đái tháo đường, bao gồm glyburide (Glynase®, DiaBeta®, PresTab® và Micronase®), glipizide (Glucotrol®), insulin, tolbutamide (Orinase®) và pioglitazone (Actos®)

Sevoflurane (Ultane®)

Warfarin (Coumadin®)

Thuốc nhuận trường: Senna (Senokot®) hoặc bisacodyl (Dulcolax® và Correctol®)

Thuốc lợi tiểu như chlorthalidone (Thalitone®), hydrochlorothiazide (HydroDIURIL®, HCTZ® và Microzide®), chlorothiazide (Diuril®) và furosemide (Lasix®)

Phần gel và lớp thịt của lá lô hội chứa nhiều dưỡng chất mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng đối với sức khỏe. Bên cạnh đó, phần sử dụng này cũng khá an toàn với người dùng. Tuy nhiên, người bệnh cũng nên thận trọng khi dùng, bởi phần latex – chất màu vàng tồn tại bên dưới vỏ cây chứa chất độc gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Cách trồng cây nha đam và trồng cây nha đam có tác dụng gì?

+ Chọn đất: Nha đam nếu được trồng trên vùng đất khô ráo sẽ đạt kết quả tốt nhất, vùng đất ngập úng, ẩm ướt thời gian dài sẽ khiến cây dễ chết và không cho thu hoạch cao.

+ Nhân giống: Bằng cách chiếc 1 nhánh mọc ở thân, bạn đã có thể nhân được giống nha đam mà không mất nhiều chi phí. Ðể tăng hệ số nhân giống, bạn có thể cắt bỏ phần đọt của cây nha đam. Một năm sau từ cây mẹ sẽ tự động được nhân ra mấy chục cây con. Những cây con lớn chừng 10 cm, bạn có thể tách cây con đem vào vườn ươm, chăm sóc cây lớn chừng 15 – 20 cm là có thể lấy đem trồng.

+ Cách trồng: Ðào cây con từ vườn ươm (lưu ý: bạn phải hết sức cẩn thận khi đào, lấy được càng nhiều rễ càng tốt, để giúp cây con phát triển nhanh và không bị mất sức). Chỉ nên trồng cây nha đam con với mật độ: cây cách cây 40 cm, hàng cách hàng 80 cm, như vậy số lượng cây giống khoảng 30 – 50.000 cây/ha.

Khi trồng, ta chú ý:

Nếu trời khô hạn cần giữ độ ẩm cho đất nhưng tốt nhất là nên tạo điều kiện cho đất dễ thoát nước vì cây nha đam sẽ dễ bị úng nếu đất chứa quá nhiều nước. Khi mới trồng nha đam vừa trồng xong mầm lá sẽ đỏ hoặc vàng, bạn đừng lo lắng vì khi đã bén rễ mầm cây sẽ xanh và tươi tốt trở lại.

* Chăm sóc

Tưới nước: Đất có độ ẩm vừa phải sẽ giúp cây nha đam phát triển tốt, xanh tốt và mau cho nhiều lá. Vì vậy, để có cách trồng và chăm sóc cây nha đam hiệu quả, trong mùa khô bạn phải tưới nước cho đất. Tuy nhiên, bạn đừng tưới quá nhiều nước, chỉ cần tưới từ 3 – 5 ngày/ lần. Nếu tưới liên tục trong nhiều ngày sẽ khiến đất bị úng, đất không thoát nước được sẽ khiến cây nhanh chết.

Khi trồng nha đam tại nhà, cây sẽ mang lại 1 số lợi ích:

Có khả năng thanh lọc không khí, giải phóng oxy, hút các khí có hại cho cơ thể.

Được đặt ở những nơi thiếu ánh sáng như phòng khách, phòng ngủ, nhà tắm… tạo màu xanh cho ngôi nhà

Tạo sự mới mẻ, lạ mắt cho bàn làm việc, bàn học… giúp bạn có cảm giác thư giãn và thoải mái hơn trước những bế tắc của công việc.

Cây còn có tác dụng trong làm đẹp, sát khuẩn, kháng viêm, tốt cho dạ dày và đường ruột, khỏe tim hoạt huyết, giảm đau, giúp trấn tĩnh, phòng ngừa lão hóa.