Cây Thường Xuân Để Bàn: Công Dụng, Ý Nghĩa Và Cách Chăm Sóc

“Thường Xuân thả lối đường thơ mộng,
Thương em tôi đợi hết chiều tà”

Cây Thường Xuân đã truyền cảm hứng cho không biết bao nhiêu nhà văn, nhà thơ ca. Điều gì khiến cho loài cây này cuốn hút đến vậy? Cùng tìm hiểu về cây Thường Xuân ngay nhé!

Cây Thường Xuân hay còn gọi là dây Thường Xuân, dây Nguyệt Quế, dây lá Nho, dây Vạn Niên,… có tên khoa học là Hedera Helix. Chúng có nguồn gốc từ Tây Á và Châu Âu, thường xinh trưởng trên các bề mặt dốc cao 20-30m nên thường được trồng trang trí bờ tường, hàng rào.

Bờ tường phủ cây Thường Xuân

Bờ tường phủ cây Thường Xuân

Đặc điểm của cây Thường Xuân

Thường xuân là cây thân leo, có nhiều đốt, mỗi đốt có lá và rễ giúp cây bám chắc vào tường hay chậu.

Các cành non có lông phủ dạng vảy cá, lá non có màu xanh nhạt và chuyển thành màu xanh đậm khi trưởng thành. Một số cây thường xuân có lá màu xanh viền trắng hoặc kem.

Hoa nhỏ, 5 cánh hoa chụm lại như hình cái ô, có màu vàng nhạt và mùi thơm nhẹ nhàng. Cây thường ra hoa vào khoảng đầu tháng 9, tháng 10.

Cây ra quả sau 1-2 tháng ra hoa. Quả thuộc loại quả mọng, có hình tròn (đường kính từ 5-10 mm). Chúng có màu xanh và chuyển dần sang màu xanh tìm nhạt hoặc đen khi chín. Cây trồng làm cảnh thì gần như không có quả.

Hoa và quả cây Thường Xuân

Hoa và quả cây Thường Xuân

Công dụng của cây Thường Xuân

Thường Xuân là loài cây gần gũi với con người, lại dễ trồng dễ chăm sóc. Chúng còn được biết đến với nhiều công dụng bất ngờ như sau:

  • Lá Thường xuân chứa chất chống lại ký sinh trùng, tính kháng khuẩn giúp loại bỏ giun trong đường ruột.
  • Thông đường hô hấp, tiêu đờm và chất nhờn có trong phế quản ngăn ngừa tắc nghẽn hô hấp. Chúng được điều chế thành các loại thuốc, siro trị ho.
  • Giải độc gan và thanh nhiệt cho cơ thể, giải phóng độc tố trong cơ thể ra ngoài.
  • Lá thường xuân trị viêm, đau nhức xương khớp, gout hay thấp khớp (cách chữa: giã nát lá Thường Xuân tươi rồi đắp lên chỗ đau).

Ý nghĩa phong thủy

  • Chúng được xem là biểu tượng cho may mắn và tài lộc, tránh được vận đen cuộc sống hay công việc.
  • Cây được ví như “máy lọc không khí” trong nhà, hấp thụ các chất hóa học có hại như Benzen, Phenol, Aldehyde formic và ngăn chặn các chất gây ung thư như Nicotin (có trong khói thuốc lá).
  • Cây luôn xanh mướt quanh năm cùng dây leo bám chắc tượng trưng cho sức sống của tuổi trẻ.
  • Là món quà thể hiện sự thành thật, tình hữu nghi và chân thành dành cho người nhận.
Ý nghĩa phong thủy của cây Thường Xuân

Ý nghĩa phong thủy của cây Thường Xuân

Cách trồng và chăm sóc cây Thường Xuân

Loài cây này thường được trồng bằng 2 phương pháp phổ biến là gieo hạt và giâm cành. Cành cây giâm xuống đất sẽ nhanh chóng phát triển rễ và sinh trưởng tốt. Đoạn thân sau khi bị cắt đi cũng sẽ bén rễ và sinh ra những nhánh cây khác.

Thường Xuân là loài cây có khả năng sinh trưởng tốt, cây thường xanh tốt quanh năm, thích nghi với thời tiết khắc nghiệt như giá rét. Tuy nhiên cây lại không chịu được nắng nóng, môi trường có nhiệt độ cao. Đây là loài cây được đánh giá dễ trồng, dễ chăm sóc. Khi chăm sóc cây cần lưu ý một số điểm sau:

  • Đất trồng: dùng đất giữ ẩm tốt, tơi xốp, trộn thêm tro, mù cưa, trấu, sơ dừa,… để tạo dinh dưỡng cho đất.
  • Nhiệt độ: phát triển tốt ở nhiệt độ 15-25 độ C, nếu trồng chậu thì đem phơi vào sáng sớm, tránh nắng gắt vào buổi trưa. Cây có thể quang hợp được dưới cả ánh sáng đèn huỳnh quang.
  • Nước: Thường xuân ưa ẩm nhưng không nên tưới quá nhiều nước vì sẽ chết do bị ngập úng, chỉ cần đảm bảo độ ẩm của đất để cây không rụng lá. Giữ bề mặt đất luôn thông thoáng.
  • Phân bón: Một năm nên bón phân cho cây 2 lần là vào mùa hè và mùa thu.
Cách chăm sóc cây Thường Xuân

Cách chăm sóc cây Thường Xuân

Xem thêm: Cách chọn cây cảnh văn phòng, cây cảnh mini đẹp