Thiết kế bếp nhà hàng chuyên nghiệp

Bếp đóng vai trò chủ chốt khi muốn decor một nhà hàng ẩm thực hút khách. Khu vực này sẽ được bài trí khác biệt so với không gian bếp gia đình. Khâu thiết kế vô cùng quan trọng và đáng để chủ đầu tư để tâm tới. Dưới đây là những nguyên tắc và tiêu chuẩn được đúc kết để thiết kế bếp nhà hàng thành công.

Tổng quan về bếp nhà hàng

Tính chất của khu vực này là nóng, ẩm và dầu mỡ do quá trình chế biến thức ăn tạo ra. Tiêu chuẩn để chọn chất liệu sử dụng cho làm bếp cần đơn giản, dễ lau chùi. Chất liệu inox không gỉ được lựa chọn nhiều khi thiết kế bếp nhà hàng công nghiệp. Vật liệu này không bám bẩn, thuận tiện cho quá trình vệ sinh và đảm bảo an toàn thực phẩm.

thiết kế bếp nhà hàng 1

Thiết kế bếp nhà hàng bằng inox không gỉ để giữ vệ sinh an toàn thực phẩm

Vấn đề vệ sinh trong chế biến thực phẩm khá nhạy cảm và luôn được chú trọng. Thiết kế bếp nhà hàng đảm bảo không nhiễm bẩn mới được xem là đủ tiêu chuẩn. Quy trình chế biến từ những khâu cơ bản đến phức tạp hơn cần được quản lý nghiêm ngặt. Chủ đầu tư nên dành ra những khu vực tách biệt để tiến hành những công đoạn khác nhau.

Thiết kế bếp nhà hàng theo tiêu chuẩn nào?

Một gian bếp được bài trí đẹp thì vẫn chưa được đánh giá là đủ tiêu chuẩn quy định. Nhiều những tiêu chí khác cũng cần được xem xét để có những thiết kế bếp nhà hàng khoa học.

Không gian bếp rộng rãi

Việc đảm bảo sự cân đối giữa khu vực bếp và phục vụ khách hàng là rất quan trọng. Thiết kế bếp nhà hàng thông thường đều chia thành nhiều khu riêng biệt. Tiêu biểu như khu chế biến, khu sơ chế, khu ra món, khu vệ sinh…Cách mà khu bếp vận hành có nhiều điểm giống với các dây chuyền sản xuất trong nhà máy.

Bố trí gian bếp thông minh sẽ đem lại nhiều điểm thuận tiện cho nhân viên nhà hàng. Mỗi khu được tách biệt nhưng vẫn phải hoạt động đồng bộ và phối hợp chặt chẽ với nhau. Mỗi chủ nhà hàng sẽ đề ra thêm những yêu cầu đặc biệt khác trong quá trình thi công quán. Ví dụ như quán nướng thì cần xây thêm khu để dụng cụ nướng tiện và dễ lấy nhất.

Cung cấp đủ nguồn ánh sáng

Tận dụng nguồn ánh sáng tự nhiên trong thiết kế bếp nhà hàng rất được ưu tiên. Không gian được chiếu sáng bởi ánh sáng bên ngoài sẽ tiết kiệm phần nào chi phí lắp đèn. Hệ thống chiếu sáng bổ trợ là cần thiết để luôn cung cấp đủ nguồn sáng khi quán hoạt động.

Thiết kế bếp nhà hàng 2

Xây dựng bếp ở khu vực tận dụng được nguồn sáng bên ngoài là một lợi thế

Nhiều chuyên gia decor khuyên rằng nên dùng ánh sáng trắng cho khu vực bếp. Lý do là vì đầu bếp làm việc ở môi trường áp lực cao nên rất dễ bị phân tâm và rối. Đèn màu trắng có thể hỗ trợ nâng cao khả năng quan sát dụng cụ bếp. Làm việc trong môi trường thiếu sáng sẽ tồn đọng những rủi ro không tưởng.

Xây dựng hệ thống dẫn ga an toàn

Hệ thống ga cần được lắp đặt sao cho mọi thông số kỹ thuật phải chính xác tuyệt đối. Đây là yếu tố cực kỳ cần thiết để tránh những tình huống cháy nổ phát sinh. Công tác kiểm tra độ an toàn bình ga cần được tiến hành thường xuyên. Nếu phát hiện có những hiện tượng bất thường thì phải nhanh chóng xử lý, bảo trì nếu cần.

Nguyên tắc nào cần tuân thủ khi thiết kế bếp nhà hàng?

Thiết kế bếp nhà hàng theo quy tắc một chiều đang được áp dụng phổ biến. Điều này không chỉ tiết kiệm chi phí mà còn tận dụng nguồn lực và không gian bếp.

Khu vực kho

Để bảo quản thực phẩm luôn xanh thì cần có khu kho lạnh. Kho này đóng vai trò cực kỳ lớn đến chất lượng món ăn sau khi được chế biến. Thường thì chủ nhà hàng sẽ lắp đặt tủ đông hoặc xây dựng hệ thống đông lạnh hoàn chỉnh.

Khu vực sơ chế

Trước khi được chế biến, thực phẩm phải trải qua các giai đoạn sơ chế ban đầu. Nhiều dụng cụ phục vụ cho công việc nhà bếp cần thiết như chậu rửa, giá, thiết bị thái lát…Giá nan inox và chậu rửa cần liên kết khi thiết kế bếp nhà hàng.

Sau khi được rửa sạch nhiều lần thì thực phẩm sẽ được đem đi thái, chặt, ướp gia vị… Tùy vào tính chất món ăn mà quá trình chuẩn bị nguyên liệu sẽ khác biệt. Dụng cụ sơ chế thông dụng là các loại thiết bị như dao, máy cưa xương, máy thái thịt…

Thiết kế bếp nhà hàng 3

Sơ chế thực phẩm ở một khu vực riêng biệt là điều cần thiết

Khu vực nấu

Sơ chế xong thì thực phẩm sẽ được chuyển qua khu nấu để chờ được chế biến thành món ăn. Khu này sẽ sử dụng các loại bếp như bếp xào, bếp nướng, bếp chiên… là chủ yếu. Mỗi loại bếp sẽ dùng để chế biến món theo những từng cách khác nhau.

Khu vực đồ uống, bar

Khu này được bài trí khá nhiều vận dụng để phục vụ cho khách hàng nhanh chóng và thuận tiện. Bàn lạnh được mua để giữ cho đồ uống và hoa quả luôn tươi ngon, mát lạnh. Bàn chậu rửa có tác dụng để rửa các loại ly, cốc và đồ mà nhân viên dùng khi pha chế. Thùng rác cũng rất quan trọng để đựng các loại phế phẩm, chất thải cũng như đảm bảo vệ sinh.

Khu vực rửa

Sau khi thực khách dùng xong bữa thì dụng cụ đựng đồ ăn cần được vệ sinh. Chủ đầu tư hiển nhiên phải xây dựng khu vực rửa chén bát, dụng cụ riêng. Dùng xe đẩy 3 tầng sẽ hỗ trợ vận chuyển bát đĩa, dụng cụ nhanh chóng và an toàn hơn.

 

Thiết kế bếp nhà hàng 4

Chủ đầu tư cần chi mạnh tay để có một khu vệ sinh dụng cụ nấu nướng sạch sẽ

Muốn sở hữu một nhà hàng theo ý muốn thì khâu bài trí là thiết yếu. Những chia sẻ về một vài tiêu chuẩn và nguyên tắc thiết kế bếp nhà hàng vừa được đề cập. Hy vọng những thông tin này giúp ích cho những ai đang ấp ủ ước mơ kinh doanh.